Với bề dầy kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực kinh doanh cho thuê xe ô tô, Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê xe du lịch uy tín và chuyên nghiệp các loại xe từ 4-45 chỗ ngồi phục vụ cho các Hội thảo, Hội nghị cấp Quốc gia, Quốc tế, Tổ chức Phi Chính phủ, Hiệp hội, Các Dự án Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Đám cưới, Đám hỏi
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mục tin tức hay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mục tin tức hay. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014
Ngăn ngừa căn bệnh ung thư - những điều cần tránh
Nhãn:
Mục tin tức hay
Google Account Video Purchases
7 Đào Duy Anh, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013
Đi trộm chó bị dân làng đánh chết, cái nhìn từ nhiều hướng
(Tin Nóng) Đã có người bị phạt tù, thậm chí khá nặng, thế nhưng những vụ án đánh chết kẻ trộm chó vẫn đều đặn diễn ra khắp các tỉnh thành, như vụ đánh chết hai nghi phạm ở Thạch Thành, Thanh Hoá ngày 19.12.2014 vừa qua. Vì sao từ những vụ “khinh tội” như trộm chó có khuynh hướng chuyển sang các vụ trọng án đánh chết người như vậy? |
Phương tiện của bọn trộm chó bị người dân đốt - Ảnh: Khánh Hoan
|
Đó cũng chẳng là những vụ bạo hành bình thường, mà như một “cuộc chiến” để bảo vệ một điều gì đấy lớn hơn là những con vật nuôi trong nhà như con chó. Nhiều làng quê, bình thường chắc là yên ả, bỗng nổi sóng và những người dân quê bỗng chốc lại đồng tâm hiệp lực thực hiện những chuyện bạo hành tàn nhẫn như thời trung cổ: đánh đập, hành hạ, chích điện, đốt xe, thậm chí đốt chết cả người...
Jean Pinatel, nhà tội phạm học người Pháp, có phân loại tội phạm tuỳ theo động cơ của thủ phạm, trong đó có nêu ra một loại tội phạm là “tội vì công lý giả tạo”. Những cá nhân hay đám đông thuộc loại tội phạm này khi thực hiện các loại tội như ghen tuông, trả thù... thường nghĩ là mình đang thực hiện một “công lý” dù không đủ tư cách và không theo pháp luật.
Đa số những người phạm tội “cố ý gây thương tích” hoặc “giết người” trong các vụ án đánh chết người trộm chó đều cho rằng chính những nỗi bức xúc vì thấy “công lý thật” - những quy định pháp luật hiện hành - xử quá nhẹ đối với loại tội phạm này. Họ muốn tự thi hành luật riêng một cách tự phát. Đã có nhiều trường hợp không chỉ có một nhóm người mà là cả làng, cả thôn đứng ra nhận tội đánh chết người, thậm chí trong số người tự nhận có cả các thôn trưởng.
Có vẻ như ở nhiều vùng quê trong vài năm gần đây, một “chiến tuyến” đã hình thành giữa người bảo vệ và những kẻ trộm chó. Khi những biện pháp trộm cướp chó và chống trả những người phát hiện ngày càng ác độc hơn lại kích động sự bảo vệ ngày càng hung hãn hơn và ngược lại, khi sự bảo vệ ngày càng quá khích thì sự phòng chống của kẻ trộm chó ngày càng tàn độc hơn nữa như đã thấy trong nhiều vụ án. Cả bên kẻ trộm chó và những người phát hiện đều có những người chết khá thảm thương...
Như trong vụ người dân đánh chết hai trong bốn nghi phạm trộm chó tại Thạch Thành, Thanh Hoá vừa qua, báo chí đưa tin rằng một trong hai người chết, nghi phạm Nguyễn Văn Ngân là người từng bị dân làng bắt quả tang vì trộm chó và một lần bị công an phạt hành chính về tội ấy vào tháng 8.2012. Nếu như mức phạt ở mức đủ răn đe, có thể nghi phạm Ngân đã không tiếp tục đi trộm chó và người dân cũng không quá bức xúc để gây ra một trọng án như thế.Chính sự lẩn quẩn này đã đưa các vụ trộm chó, đa phần được xem là “trộm cắp vặt” theo luật định, có khả năng phát triển thành các vụ trọng án trong thời gian qua. Nhiều người đã kiến nghị các nhà làm luật tăng mức xử phạt với tội trộm chó để có mức răn đe cao hơn, nhưng đến nay chưa có gì thay đổi.
Thế nên, luật pháp cần phải nhanh chóng đề ra những quy định nghiêm ngặt hơn về tội trộm cướp, tổ chức và tiêu thụ chó bị trộm cướp. Bởi nếu cứ duy trì những những án nhẹ nhàng như hiện nay, thì hầu như chắc chắn sẽ còn nhiều vụ manh động như những vụ đánh chết người trộm chó trong thời gian qua.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)